Tại Sao Chúng Ta Cần Bôi Trơn Bu-lông?

Bôi trơn bu lông là một việc ít ai để ý đến, thậm chí thường bị coi là không cần thiết và có thể gây ra hiện tượng tháo lỏng bu lông. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng bôi trơn bu lông là việc quan trọng trong kỹ thuật cơ khí, đảm bảo độ bền, hiệu quả và độ tin cậy của các mối ghép bu lông. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm kem lắp ráp bu lông, hay còn gọi là kem bôi trơn bu lông, được phát minh và phát triển với công nghệ ngày càng cao. Dưới đây là các lý do và lợi ích của nhiệm vụ bảo trì thiết yếu này.

Lý do bôi trơn bu lông

Bôi trơn bu lông giúp kẹp chặt hơn và lực kẹp đều hơn

Khi xiết bu lông, chuyển động quay của đai ốc so với thân bu lông sẽ tạo nên lực căng của thân bu lông. Lực kẹp của mối ghép chính bằng sức căng của thân bu lông, tạo ra lực ma sát giữa bề mặt các chi tiết và giữ cho chúng cố định. Tuy nhiên, một phần của mô-men siết sẽ tổn thất bởi lực ma sát giữa các ren của bu lông và đai ốc, không được chuyển đổi hoàn toàn thành sức căng của bu lông. Việc bôi trơn bu lông giúp tạo một lớp màng trượt ổn định giữa các mặt ren, giúp giảm ma sát và ổn định ma sát, tránh hiện tượng “dính trượt”, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình siết chặt và cho lực căng chính xác ở các bu lông.

Dễ Dàng Tháo Gỡ

Nếu bu lông không được bôi trơn hoặc bôi trơn không đúng cách, các bề mặt ren sau một thời gian dài hoạt động ở áp lực lớn sẽ bị rỉ sét và hàn nguội lại với nhau, khiến việc tháo bu lông trở nên khó khăn. Sử dụng mỡ chống kẹtmỡ lắp ráp đúng cách giúp bảo vệ bề mặt ren, ngăn sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt, và làm cho việc tháo lắp bu lông trở nên dễ dàng hơn, giảm thời gian và chi phí bảo trì.

Bảo Vệ Chống Ăn Mòn

Chất bôi trơn bu lông cũng có thể đóng vai trò như một lớp màng chắn chống lại độ ẩm và các tạp chất môi trường, ngăn ngừa ăn mòn. Ăn mòn có thể làm suy yếu bu lông, khiến chúng dễ bị hỏng. Chất bôi trơn hoạt động như một lớp phủ bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của bu lông và duy trì tính toàn vẹn của chúng dưới các điều kiện môi trường khác nhau.

Các chất bôi trơn bu lông

Kỹ thuật bôi trơn bu lông đã phát triển đáng kể theo thời gian. Sự phát minh ra các loại kem lắp ráp chuyên dụng cho bôi trơn bu lông và sự phát triển trong công thức các chất bôi trơn bu lông đã đóng góp vào các phương pháp bôi trơn tiên tiến ngày nay. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm phong phú phù hợp từng điều kiện làm việc của bu lông (chịu nhiệt độ cao, môi trường, chịu hơi nước, chịu hoá chất, tiêu chuẩn thực phẩm,…). Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các chất bôi trơn bu lông, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sản phẩm phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.

Lưu ý khi bôi trơn bu lông

Đối với các bu lông quan trọng, việc tra lực siết đúng là cần thiết để đảm bảo tính năng hoạt động của mối ghép bu lông. Với bu lông được bôi trơn, mô-men siết bu lông sẽ thường nhỏ hơn khoảng 30% so với mô-men cần thiết để tạo ra lực căng khi không bôi trơn. Do đó, cần chú ý đọc đúng yêu cầu mô-men siết bu lông trong trường hợp bôi trơn hoặc không bôi trơn để có giá trị chính xác và đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tóm lại

Bôi trơn không chỉ là biện pháp phụ mà là một phần thiết yếu để đảm bảo sử dụng hiệu quả và hiệu suất cao của các kết nối bu lông trong các ứng dụng khác nhau. Từ việc nâng cao hiệu suất đến ngăn ngừa sự cố, các lý do để bôi trơn bu lông là thuyết phục và có cơ sở vững chắc trong các nguyên tắc kỹ thuật cơ khí. Vì vậy, trừ những trường hợp đặc biệt mà nhà sản xuất nói rõ là không được bôi trơn bu lông, tất cả các bu lông nên được bôi trơn.